Máy đánh bạc ở casio las vegas (Việt Nam) trang web chính thức

logo

máy đánh bạc ở casio las vegas

Sức khỏe của bạn - Sứ mệnh của chúng tôi

CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA NHÓM KHÁNG SINH FLUOROQUINOLON

Fluoroquinolon là gì?

Quinolon là nhóm kháng sinh được sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp tổng hợp hóa học, có hoạt chất đầu tiên là acid nalidixic được công bố năm 1962. Acid nalidixic có phổ kháng khuẩn chủ yếu trên các vi khuẩn hiếu khí Gram (-) như E.coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Salmonella và Shigella, tuy nhiên không có tác dụng với Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn kỵ khí và các vi khuẩn Gram (+).

Để khắc phục nhược điểm này, các fluoroquinolon đã ra đời (kháng sinh quinolon có gắn thêm fluor vào vị trí thứ 6), giúp ức chế cả AND gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn, cho phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Các fluoroquinolon phổ biến có: ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin…

Ngày nay, fluoroquinolon được sử dụng rộng rãi trong y học, chỉ định trong nhiều trường hợp như:

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu;

- Viêm đường hô hấp trên và dưới;

- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng;

- Viêm nhiễm vùng chậu hông;

- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do E.coli;

- Nhiễm khuẩn xương khớp và da, mô mềm…

Tuy nhiên, việc lạm dụng Fluoroquinolon cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi, cần được đánh giá và theo dõi chặt chẽ.

  1. Nguy cơ gây tổn thương gân cơ

Tổn thương gân là một tác dụng phụ thường gặp ở nhóm fluoroquinolon, khiến gân bị viêm, yếu gân cơ, có thể dẫn tới đứt gân. Tổn thương này có thể xuất hiện ở mọi vị trí gân như gân vai, gân cùi chỏ, gân đầu gối, gân hông… Tuy nhiên thường gặp nhất là tại gân Achilles ở vị trí cuối cơ bắp chân và gót chân.

Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Úc, ciprofloxacin được phát hiện là tác nhân gây bệnh trong 90% các trường hợp rối loạn gân liên quan đến sử dụng fluoroquinolon, với nguy cơ mắc bệnh dường như không phụ thuộc vào liều dùng. Các báo cáo bổ sung cũng được ghi nhận với norfloxacin, pefloxacin, ofloxacin, và gần đây là levofloxacin. Từ tháng 7/2008, FDA đã yêu cầu tất cả các sản phẩm fluoroquinolon phải có cảnh báo về tác dụng bất lợi gây đứt gân cơ. [1]

Những yếu tố rủi ro có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này là: người tuổi trên 60; người đang điều trị bằng corticosteroid; người có tiền sử suy thận, đái tháo đường; người có tiền sử rối loạn cơ xương.

  1. Nguy cơ trên tim mạch

Nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

Fluoroquinolon có thể gây loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Theo các báo cáo, moxifloxacin có nguy cơ kéo dài khoảng QT lớn nhất trong tất cả các fluoroquinolon, vì thế nên thận trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân có các yếu tố dễ mắc xoắn đỉnh. Levofloxacin, ofloxacin, gemifloxacin tuy mức độ liên quan đến nguy cơ kéo dài khoảng QT thấp hơn moxifloxacin, nhưng cũng cần thận trọng ở người có các yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT. Ciprofloxacin có ít nguy cơ ảnh hưởng đến kéo dài khoảng QT và gây xoắn đỉnh thấp nhất. [2]

Nguy cơ gây hở van tim

Fluoroquinolon cũng được chỉ ra có nguy cơ gây hở van tim. Theo một nghiên cứu bệnh – chứng trên 12. 502 bệnh nhân hở van tim (đã loại trừ bệnh nhân có tình trạng khác có thể liên quan đến bệnh lý van tim) tại Hoa Kỳ. Việc kê đơn fluoroquinolon được so sánh với amoxicillin trong cùng nhóm bệnh và nhóm đối chứng 125. 020 người. Nguy cơ hở van hai lá hoặc van động mạch chủ ở người sử dụng fluoroquinolon cao gấp 2 lần người dùng amoxicillin (2,4% so với 1,6%). Nguy cơ hở van tim khi sử dụng fluoroquinolon đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và các Sản phẩm Chăm sóc Sức Khỏe Anh (MHRA) đưa ra cảnh báo. [3]

Nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ đứt rách thành động mạch chủ tăng lên gấp 2 lần ở những người sử dụng fluoroquinolon. Động mạch chủ bị rách còn gọi là tách thành động mạch chủ, hoặc đứt phình động mạch chủ, có thể dẫn tới xuất huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân, thậm chí tử vong. Các bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải biến cố này bao gồm: tắc nghẽn hoặc phình động mạch chủ hoặc các mạch máu khác; tăng huyết áp; các rối loạn gen liên quan đến thay đổi mạch máu; người cao tuổi.

Từ 20/12/2018, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (US.FDA) đã chính thức đưa ra cảnh báo tăng nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ ở bệnh nhân điều trị bằng fluororquinolon tác dụng toàn thân, sử dụng theo đường uống hoặc tiêm truyền. Trên thế giới, nguy cơ đứt hoặc rách động mạch chủ cũng đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Australia (TGA) và Singapore (HSA) cảnh báo. [4]

Nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng

Ngày 10/7/2018, US.FDA đã đưa ra thông báo cần tăng cường các cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng trong thông tin kê đơn của các kháng sinh nhóm fluoroquinolon tác dụng toàn thân đường uống và tiêm truyền. Nồng độ đường huyết thấp là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả hôn mê, đặc biệt ở người cao tuổi và bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc hoặc insulin. Các triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, lú lẫn, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, cảm giác run và đói bất thường, tim đập nhanh.

Nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Việc sử dụng fluoroquinolon có thể làm tăng nguy cơ gây các phản ứng bất lợi về tâm thần như: loạn tâm thần nhiễm độc; các phản ứng loạn thần dẫn đến có ý định hoặc suy nghĩ tự tử; các hành vi tự gây thương tích như cố ý tự tử hoặc tự tử thành công; ảo giác; trầm cảm; mê sảng; giảm tập trung; mất ngủ; suy giảm trí nhớ. Các phản ứng này có thể xảy ra ngay sau liều dùng thuốc đầu tiên. Nếu bệnh nhân gặp bất kì triệu chứng nào trên đây, cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý. [5]

Tài liệu tham khảo:

  1. Grace K. Kim “The Risk of Fluoroquinolone-induced Tendinopathy and Tendon Rupture”, The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology 2010 Apr; 3(4): 49–54.
  2. Matthew E Falagas & Petros I Rafailidis & Evangelos S Rosmarakis, “Arrhythmias associated with fluoroquinolone therapy”, International Journal of Antimicrobial Agents 2007 Apr, 29(4):374-9.
  3. Medicines & Healthcare products Regulatory Agency (England), Drug Safety Update volume 14, issue 5, December 2020.
  4. Cục quản lý Dược, Công văn số 5785/QLD-ĐK ngày 24/5/2021 về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của kháng sinh nhóm quinolon, fluoroquinolon, 2021.
  5. Australian Government Department of Health and Aged Care, Medicines Safety Update 27/2/2020 - Fluoroquinolon antibiotics and adverse events, 2020.
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận