Máy đánh bạc ở casio las vegas (Việt Nam) trang web chính thức

logo

máy đánh bạc ở casio las vegas

Sức khỏe của bạn - Sứ mệnh của chúng tôi

Nấm thanh quản liệu có khó điều trị ?

Bệnh nhân Đ.V.B khàn tiếng 2 tháng nay, kèm theo ho nhiều, ngứa họng. Bệnh nhân đã điều trị ở nhiều nơi với chẩn đoán viêm thanh quản, trào ngược họng thanh quản. Nhưng bệnh không hề thuyên giảm, ngày càng trầm trọng làm bệnh nhân mất ngủ, ảnh hưởng đến công việc cuộc sống.

Khi đến khám tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Giao thông vận tải anh B đã được chẩn đoán theo dõi nấm thanh quản và phẫu thuật bóc màng giả thanh quản, soi trực tiếp tìm nấm và làm giải phẫu bệnh loại trừ những tổn thương tiền ung thư. Sau đó bệnh nhân được điều trị thuốc chống nấm trong vòng 3 tuần. Sau điều trị 1 tuần tình trạng khàn tiếng, ho thuyên giảm nhanh. Hiện tại sau 4 tuần bệnh nhân khám lại cho thấy kết quả đáp ứng tốt với điều trị.

Trước điều trị: màng giả thanh quản ½ trước dây thanh

Sau điều trị 4 tuần: dây thanh đã hết màng giả

Nấm thanh quản biểu hiện thường không đặc hiệu và dễ nhầm với bệnh viêm thanh quản do nhiễm khuẩn thông thường. Nếu không đưa ra chẩn đoán đúng thì điều trị sẽ rất khó khăn, và triệu chứng kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Nấm thanh quản là gì?

Nấm thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do các loại nấm gây ra. Thường gặp khi thay đổi điều kiện sống đột ngột và ở những bệnh nhân có  suy giảm miễn dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nấm dễ dàng gặp môi trường thuận lợi để phát triển.

Tác nhân gây bệnh phổ biến

Thông thường có bốn loại nấm là nguyên nhân gây bệnh ở thanh quản là: Aspergillus, Candida, Histoplasma và Blastomyces. Nhưng do đặc điểm về địa lý, khí hậu, ở Việt Nam thường chỉ tìm ra hai loại nấm chính gây nấm thanh quản là nấm Aspergillus và Candida.

Nhận biết các triệu chứng của nấm thanh quản

Các triệu chứng của bệnh nhân nhiễm nấm thanh quản thường dễ nhầm với các bệnh khác do không có dấu hiệu đặc biệt.

- Bệnh nhân bị khàn tiếng kéo dài, đây là triệu chứng dễ nhận biết và phổ biến nhất. Tình trạng khàn tiếng bắt đầu từ mức độ nhẹ rồi tăng dần đến mức mất tiếng.

- Triệu chứng ho từng cơn dài, ngứa họng nhiều, ho khan và ít khi có đờm. Ho là triệu chứng làm bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ nhiều.

- Triệu chứng ngứa ngáy ở sâu trong họng, kích thích ho liên tục, không thuyên giảm sau thời gian dài điều trị cơ bản.

- Tình trạng bị khó thở thanh quản: Hiện tượng này hiếm gặp hơn do màng giả dày và xốp lan rộng ở khu quanh thanh quản, kèm theo các vết viêm sung huyết và phù nề khiến cho khẩu kính dây thanh quản bị hẹp hơn.

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhiễm nấm thanh quản

Mọi người đều có nguy cơ nhiễm nấm thanh quản. 

- Đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có hệ hô hấp yếu, suy giảm hệ miễn dịch, đang điều trị ung thư, mắc bệnh lao, sử dụng corticoid trong thời gian dài, kháng sinh kéo dài…

- Thường gặp nhiều bệnh nhân ở độ tuổi từ 25-45.

- Nấm thanh quản phát sinh mạnh vào những thời điểm thời tiết giao mùa.

- Những người hay phải nói nhiều, để cổ họng khô, ít uống nước, làm việc trong môi trường ô nhiễm…

Điều trị nấm thanh quản

Nguyên tắc: kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

Điều trị tại chỗ

Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại trừ nhanh tác nhân gây bệnh nhằm giảm liều thuốc, thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.

Điều trị toàn thânđóng vai trò chủ yếu.

Sử dụng kháng sinh kháng nấm đường uống có hiệu quả đối với những trường hợp nấm thanh quản đơn thuần, không nằm trong bệnh cảnh suy giảm miễn dịch toàn thân.

Đối với viêm thanh quản do Aspergillus: dùng Itraconazol 200mg/ngày, thời gian trung bình 2-6 tuần. Kiểm tra tiến triển bệnh hàng tuần để quyết định thời gian điều trị.

Đối với viêm thanh quản do Candida: Có thể dùng Itraconazol đường uống như điều trị nấm Aspergillus. Cũng có thể dùng Fluconazol đường uống với thời gian điều trị trung bình 2-4 tuần.

Nên xét nghiệm men gan sau mỗi 2 tuần điều trị, nếu men gan tăng thì cần dùng thêm thuốc hỗ trợ, bảo vệ tế bào gan. Nếu men gan tăng cao thì phải ngừng thuốc kháng sinh chống nấm, hội chẩn với chuyên gia tiêu hóa để điều trị tiếp.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận